Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
EU cấm vận dầu Nga, Moscow tìm kiếm khách hàng mới
Nga tuyên bố sẽ tìm kiếm những nước nhập khẩu dầu khác sau khi EU đạt thỏa thuận cấm 90% dầu Nga. Kể từ cuối tháng 2, Trung Quốc và Ấn Độ đã tranh thủ mua dầu Nga giá rẻ.

Theo CNBC, Nga tuyên bố sẽ tìm kiếm những nước nhập khẩu dầu khác, ngay sau khi khối thương mại lớn nhất thế giới đồng ý áp đặt lệnh cấm cục bộ đối với dầu thô nhập khẩu từ Nga.

Hôm 30/5, Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cấm hầu hết dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Đây là một phần của các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine.

Động thái này được ông Josep Borrell - người đứng đầu về chính sách đối ngoại của EU - ca ngợi là "quyết định mang tính bước ngoặt làm tê liệt cỗ máy chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin".

Chặn nguồn thu của Moscow

Lệnh cấm được áp dụng đối với dầu Nga nhập khẩu bằng đường biển, và miễn trừ dầu đi qua đường ống sau sự phản đối của Hungary.

Bình luận về gói trừng phạt thứ 6 của EU, ông Mikhail Ulyanov - đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở thủ đô Vienna (Austria) - cho biết Moscow sẽ tìm các nhà nhập khẩu dầu khác.

Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu - hoan nghênh thỏa thuận của khối đối với các biện pháp trừng phạt áp lên dầu Nga. Bà cho biết chính sách này sẽ cắt giảm khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay, và sớm chuyển trọng tâm vào 10% dầu chảy qua đường ống còn lại.

Khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU đến từ Nga - nước đóng vai trò lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Saudi Arabia, và là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất trên thị trường toàn cầu. Nước này cũng sản xuất và xuất khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên.

Các quan chức Ukraine đã nhiều lần kêu gọi EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, những quốc gia nhập khẩu năng lượng vẫn phụ thuộc vào Nga và tạo ra khoản thu ngân sách lớn cho Moscow.

Nguồn thu của Moscow chủ yếu đến từ ngành công nghiệp dầu khí, vốn chiếm 45% thu ngân sách của chính phủ. Châu Âu từ lâu đã là khách hàng hàng đầu của Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm ngoái, khối này mua khoảng 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga.

Hôm 31/5, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas kêu gọi EU tiến xa hơn nữa và thảo luận về viễn cảnh cấm vận khí đốt của Nga trong vòng trừng phạt tiếp theo. Nhưng Thủ tướng Austria Karl Nehammer đã bác bỏ ý kiến này.

Giá dầu thế giới đã tăng vọt vào sáng 31/5. Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế tăng 1,7% lên 123,76 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch tại London, còn giá dầu WTI - được sản xuất tại các nhà máy lọc dầu Mỹ - tăng 3,5% lên 119,04 USD/thùng.

Những khách hàng mới

Theo ông Adi Imsirovic - thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng của Oxford, quyết định của EU mở đường cho phương Tây trong việc tạo áp lực lên những nước nhập khẩu năng lượng khác, bao gồm Ấn Độ, đưa ra các biện pháp tương tự đối với dầu của Nga.

"Trước đây, điều này là không thể, bởi rất khó để yêu cầu Ấn Độ dừng nhập khẩu dầu Nga nếu chính châu Âu không làm điều đó", ông giải thích.

Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới - đã tăng nhập khẩu dầu từ Nga kể từ khi Moscow đổ quân vào Ukraine từ hồi cuối tháng 2.

"Trước đây, điều này là không thể, bởi rất khó để yêu cầu Ấn Độ dừng nhập khẩu dầu Nga nếu chính châu Âu không làm điều đó" - Ông Adi Imsirovic, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng của Oxford

Nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc tiếp tục mua năng lượng từ Nga sau khi Moscow phát động cuộc chiến ở Ukraine. New Delhi cho rằng việc ngừng nhập khẩu dầu Nga sẽ gây tổn hại đối với người tiêu dùng.

Theo hãng dữ liệu và phân tích Kpler, khoảng 74-79 triệu thùng dầu Nga đã được vận chuyển trên các con tàu chở dầu trong tuần qua, cao hơn gấp đôi so với 27 triệu thùng vào thời điểm trước xung đột Nga - Ukraine.

Châu Á lần đầu vượt châu Âu và trở thành khách hàng lớn nhất của dầu Nga trong tháng 4. Theo Kpler, khoảng cách này sẽ sớm được mở rộng trong tháng tới.

Theo bà Jane Xie - nhà phân tích dầu cao cấp tại Kpler (có trụ sở tại Singapore), lượng dầu Nga được chuyển tới Ấn Độ và Trung Quốc - 2 khách hàng hàng đầu châu Á - đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 4, chủ yếu do Ấn Độ đẩy mạnh mua hàng.

Theo nguồn tin của Reuters, Trung Quốc cũng đang âm thầm mua dầu Nga với giá rẻ. Nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới dường như đang cố lấp đầy khoảng trống mà phương Tây để lại sau khi cắt đứt mối quan hệ với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

Theo hãng tư vấn FGE, sau khi EU thống nhất về lệnh cấm loại bỏ mọi mặt hàng dầu nhập khẩu từ Nga, lượng dầu thô được vận chuyển bằng đường biển có thể tăng thêm 45-60 triệu thùng do thương mại đường biển giữa Nga và châu Á đi lên.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao giá Bitcoin bất ngờ bật tăng? (30-05-2022)
    Amazon, Google cùng các ông lớn công nghệ đồng loạt tăng lương 'khủng' cho nhân viên (30-05-2022)
    TASS: Khu vực Kherson, Ukraine bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc sang Nga (30-05-2022)
    Phó Chủ tịch FED khẳng định có thể cung cấp một đồng tiền số an toàn (27-05-2022)
    Giá vé máy bay đến nhiều địa điểm du lịch trong dịp Hè tăng cao (27-05-2022)
    Hậu xung đột Nga-Ukraine: Số phận của Nord Stream 2 và tiền của các nhà đầu tư? (27-05-2022)
    Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu khởi sắc sau đại dịch COVID-19 (25-05-2022)
    Minh oan cho tiết kiệm: Có nhiều tiền mới bắt đầu 'bỏ lợn'? (25-05-2022)
    Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kìm hãm bởi lạm phát và lãi suất cao (25-05-2022)
    Biến động và rủi ro: Phục hồi chậm lại, rủi ro tăng lên (25-05-2022)
    Giải pháp ngăn chặn phân lô bán nền (25-05-2022)
    Lãi vay giảm chậm hơn lãi tiền gửi, ngân hàng ăn chênh cao (23-05-2022)
    Chứng khoán rơi 22 điểm phiên đầu tuần (23-05-2022)
    Huawei ký kết 17 biên bản ghi nhớ, chia sẻ cơ hội kinh tế với các đối tác (23-05-2022)
    Mỹ khởi động sáng kiến kinh tế mới cho châu Á - Thái Bình Dương (23-05-2022)
    Giá xăng lập kỷ lục mới, vượt 30.000 đồng/lít (23-05-2022)
    Hồi phục ấn tượng, VN-Index có chuỗi 3 phiên tăng điểm (19-05-2022)
    Hàn Quốc điều tra LUNA (19-05-2022)
    Ông Putin: Chính sách năng lượng của EU là sự 'tự sát về kinh tế' (18-05-2022)
    Bài toán khó tỷ giá (18-05-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152832128.